Đối với các hành vi vi phạm hành chính, bị xử phạt hành chính thì theo Điểm d Khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi Khoản 33 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về việc “Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính” như sau: “Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt…”.

xu-ly-ra-sao-khi-quyet-dinh-hanh-chinh-1-1685757597.jpg

Bộ luật Dân sự.

Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân” có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Như vậy, khi một cá nhân chết thì năng lực pháp luật dân sự đều chấm dứt và trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền không ra quyết định hành chính liên quan đến người đã chết.

Như trường hợp của bà Huỳnh Thị H. (mất năm 2016), ngụ ở xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau thì mọi hành vi hành chính hoặc quyết định hành chính liên quan đến bà H. phải được cân nhắc, xem xét và xử lý theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, bởi vì năng lực dân sự của bà H. chấm dứt khi đã chết.

Theo quy định, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết… Có 02 dạng thừa kế phổ biến hiện nay là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật tài sản của người chết, dạng nào cũng yêu cầu các yếu tố pháp lý để được hưởng thừa kế như: Giấy chứng quyền và sử dụng đất, nhà cửa, các tài sản khác,… Tuy nhiên, nếu người sử dụng đất chết khi chưa được cấp Giấy chứng nhận mà có thừa kế, thì cần căn cứ vào các yếu tố khác như người sử dụng đất đã có loại giấy tờ nào, có sử dụng đất ổn định, có tranh chấp hay không… để xác định đất đó có thuộc vào di sản thừa kế không… Đó là quy định tại Khoản 2 điều 100 Luật Đất đai.

xu-ly-ra-sao-khi-quyet-dinh-hanh-chinh-3-1685757596.jpg
 

Vậy là theo quy định của pháp luật, người được hưởng thừa kế của người chết (không lập di chúc) có giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất, tài sản khác,… thì sẽ được xem xét, giải quyết “Thừa kế theo pháp luật”. Không có giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất, tài sản khác,… phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó không có tranh chấp thì mới được xem xét và giải quyết thừa kế theo quy định.