Thực tiễn cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ban hành văn bản pháp luật chỉ dẫn hoạt động công vụ: TAND Tối cao có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật: Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán (HĐTP). Văn bản số 45 ngày 30/3/2020 của HĐTP TAND Tối cao nêu: Người đưa trái phép thông tin cá nhân, bí mật đời tư xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh… có thể bị xử tội “Làm nhục người khác”. Người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng chống dịch bệnh có thể bị xử tội Chống người thi hành công vụ trong phòng chống dịch bệnh.

Luật sư Trần Công Ly Tao (Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh).

Văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm văn bản thể hiện công quyền của các cơ quan nhà nước thẩm quyền không được hàm chứa nội dung nước đôi. Văn bản số 45 ngày 30/3/2020 của HĐTP TAND Tối cao nêu: cũng có thể thực hiện (được hiểu thực hiện hay không thực hiện). Văn bản không quy định dứt khoát dẫn đến hệ quả: bị xử lý hay không xử lý không bị chế tài! Cần quy định rõ ràng, cụ thể tránh vận dụng quy phạm pháp luật thế nào cũng được!... Khái niệm “có thể” không nên ghi nhận trong văn bản luật pháp gây sự nhầm lẫn khi vận dụng vào thực tiễn. Cùng hành vi vi  phạm mà có người bị xử lý, có người không bị xử lý là điều bất công!

Đối với định chế dân chủ pháp quyền hoạt động tư pháp phải phân minh, tránh tình trạng “lơ lửng con cá vàng” giữa hành vi bị xử lý hoặc không bị xử lý chứ không thể có thể bị xử lý theo Văn bản số 45 ngày 30/3/2020 của HĐTP TAND Tối cao… Quy định pháp luật càng chặt chẽ kín kẽ thì việc áp dụng pháp luật sẽ phù hợp, khách quan, góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả theo nguyên tắc “pháp bất vị thân” phục vụ nhân dân hữu hiệu.

Xảy ra sự kiện bất ngờ (đại dịch Covid – 19) để kịp thời giải quyết khó khăn, phức tạp về an ninh, an toàn nên nhà nước nhanh chóng ban hành một số văn bản pháp quy nhằm xử lý tình huống “thời sự sốt dẻo”. Phòng chống dịch bệnh Covid – 19 rất quan trọng nhưng đầu não ngành tư pháp cũng phải cân nhắc, thận trọng! Trong tương lai nên hình thành định chế tư pháp độc lập, kịp thời ứng phó tình hình biến động như dịch bệnh, thiên tai… bất ngờ xảy ra.