Đồng thời, các đại biểu cũng đã đề xuất những giải pháp điều chỉnh pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…

Cụ thể, Đại biểu Phạm Văn Hòa (thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) đã bày tỏ sự đồng tình với giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc phân công trách nhiệm cho các cơ quan quản lý, từ Bộ chuyên ngành đến Ủy ban nhân dân các cấp, đặc biệt là trách nhiệm của các chủ thể quảng cáo.

z6589905894909-48a6c15324d194e19dcb0eeeda52256a-1746948156.jpg
Luật Quảng cáo hiện hành.

Hiện nay một số cá nhân, đặc biệt là người nổi tiếng, người có ảnh hưởng đến xã hội, được thuê để thực hiện quảng cáo nhưng lại không rõ hoặc không quan tâm đến nội dung quảng cáo mà mình truyền tải. Khi nội dung đã xuất hiện trên truyền hình hoặc các nền tảng báo chí, dư luận mới phát hiện nội dung phản cảm, không đúng sự thật.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, quyền và nghĩa vụ của người truyền tải quảng cáo là một nội dung vô cùng quan trọng. Người thực hiện quảng cáo phải đảm bảo nội dung đúng sự thật, rõ ràng, trung thực, có căn cứ. Nếu vi phạm thì phải chịu trách nhiệm liên đới. Ông cũng dẫn chứng việc sử dụng hình ảnh phản cảm trong quảng cáo gây khó chịu và tổn thương nhận thức xã hội, đặc biệt với giới trẻ và đề nghị: “Phải tăng mức xử phạt hành chính đối với người quảng cáo sai, nhất là người nổi tiếng, người có ảnh hưởng đến xã hội vì người dân rất tin tưởng họ”.

Với nhiều sự kiện xảy ra vừa qua khi người nổi tiếng quảng cáo, quảng bá không ít sản phẩm kém chất lượng, bị cơ quan chức năng phanh phui,… Vì thế, cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của chủ thể quảng cáo và trách nhiệm của người nổi tiếng tham gia quảng cáo, quảng bá sản phẩm,…