Nội dung bức tâm thư của chị Lê Thanh Hà khách hàng của dự án Grand World Phú Quốc cụ thể được chia sẻ ở bài viết này: https://congdanphapluat.vn/xon-xao-buc-tam-thu-cua-nguoi-mua-nha-du-an-grand-world-phu-quoc-gui-chu-tich-vingroup-2806.html
Tuy nhiên, đây mới chỉ là thông tin một chiều từ chị Hà (có kèm theo bằng chứng là bản đăng ký mua căn hộ với chủ đầu tư). Phía bên Chủ đầu tư hiện vẫn chưa lên tiếng về vụ việc này.
Tâm thư của chị Lê Thanh Hà gửi Chủ tịch Phạm Nhật Vượng. Ảnh chụp màn hình.
Nếu phân tích kỹ trường hợp này, nếu nói phía chủ đầu tư có sai hay không quả thực rất khó. Thực chất họ bán 1 sản phẩm thực với pháp nhân thực, với một chính sách cụ thể, rõ ràng... Mấu chốt của vấn đề là do người mua quá tin vào việc đầu tư Bất động sản thì nhất định sẽ có lãi mà hoàn toàn bỏ qua các yếu tố phân tích, đầu tư cơ bản mà một người mua nhà phải có.
Cũng từ đây, chúng ta có thể rút ra một số bài học trước khi đầu tư tại bất kỳ dự án bất động sản nào:
1. Cần trang bị đầy đủ kiến thức trước khi đầu tư bất cứ thứ gì
Trang bị những gì? Đó là: hững hiểu biết về pháp lý, về năng lực tài chính của bản thân, về loại hình BĐS mình tham gia đầu tư, những rủi ro mà mình sẽ phải đối mặt. Nếu chưa có những kiến thức ấy, thì phải tham khảo bạn bè, người thân, tư vấn,...
Ngoài ra cần phải khảo sát trước thực tế, xem nó nằm chỗ nào, tiềm năng ra sao, chủ đầu tư là ai, quy hoạch trong tương lai như thế nào, khả năng thanh khoản ra sao...
2. Cẩn trọng với bài toán đầu tư tài chính
Đơn giản đó là bản thân người mua, trước khi xuống tiền cũng cần phải phân tích kĩ khả năng chi trả và những vấn đề liên quan. Đặc biệt trong trường hợp này, người mua lại còn sử dụng đòn bẩy – ngân hàng. Bỏ ra 700 triệu để mua căn gần 2 tỉ đồng, rủi ro sẽ cao hơn nhiều lần nếu tính việc lợi nhuận cho thuê để trả lãi và gốc. Chưa kể đến các điều khoản trong hợp đồng mua bán: nếu condotel không có khả năng chi trả thì sao? Trên hợp đồng có ghi rõ cam kết chi trả ấy không?
Bởi vậy, bạn càng phải cần có sự cố vấn, cần những bản phân tích, đánh giá khả chi trả lãi suất ngân hàng,... cụ thể, chi tiết.
3. Đừng để môi giới dẫn dắt, bản thân mới là người quyết định
Chúng ta cần xác định rõ: Trong quá trình bán hàng, nhiệm vụ của sale (người tư vấn bán hàng) tư vấn của các sàn là bán được hàng, chứ không phải giữ lại tiền cho khách.
Mỗi người tư vấn có một cách tư vấn khác nhau, dẫn đến cách hiểu và tiếp nhận thông tin của người mua nhà khác nhau.
Đấy là còn chưa nói đến việc khi tư vấn, nhiều môi giới thường sẽ "tổ hồng" sản phẩm của mình để kích thích khách hàng chốt đầu tư.
Do vậy, người mua nhà cũng cần phải thật tỉnh táo trước quyết định đầu tư của mình. Mọi quyết định là ở mình,
4. Nhầm lẫn về pháp nhân
Thực tế, nhân viên môi giới chỉ giữ nhiệm vụ tư vấn, cung cấp thông tin, mời chào khách hàng xuống tiền, đầu tư... chứ không phải đại diện cho tư cách pháp nhân của chủ đầu tư. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ, môi giới không có nghĩa vụ chịu trách nhiệm với khoản đầu tư của bạn.
Bạn cần tỉnh táo nhìn nhận, đánh giá toàn diện, chính xác về sản phẩm thông qua nhiều kênh khác nhau chứ đừng tin hoàn toàn vào những gì môi giới cung cấp.
Nếu trường hợp xảy ra bất cứ vấn đề gì, bạn mới là người chịu trách nhiệm chính bởi bạn mới là người quyết định xuống tiền và đặt bút ký vào hợp đồng mua bán.
Mong rằng, qua sự việc kể trên, chị Hà và người mua nhà cũng sẽ rút ra được những bài học cho mình trong quá trình giao dịch BĐS.